Những điều cần biết để thiết kế một lối vào của một công trình

16/11/2015 07:10

Truớc khi thực sự buớc vào không gian bên trong của một công trình, chúng ta sẽ cần phải đi qua một lối dẫn. Đây là nơi bắt đầu của không gian đi lại, là nơi ta chuẩn bị chiêm nguỡng, trải nghiệm và bắt đầu sử dụng không gian trong công trình.
 

 

Phương pháp tiếp cận một công trình và lối vào của nó có thể thay đổi theo thời gian ở một vài nơi thông qua một không gian nén vào một con đường dài và quanh co. Nó có thể vuông góc hoặc chéo so với mặt tiền chính của công trình. Bản chất của phương pháp này là tạo sự tương phản với những gì bao quanh công trình, hoặc nó có thể tiếp tục vào chuỗi không gian nội thất bên trong, làm mờ đi sự phân biệt giữa trong và ngoài.
 
 
THẲNG MẶT TIỀN
 

Lối đi mặt tiền dẫn ta thẳng trục tới cửa chính của công trình. Tầm nhìn đến cuối lối đi rất quang đãng, đó có thể là toàn bộ mặt đứng chính của công trình hay chỉ là cánh cửa được làm một cách tỉ mỉ trên nền đất bằng phẳng.

 
 
 
THEO ĐƯỜNG CHÉO
 
Đường dẫn vào bị chéo so với cửa chính làm nổi bật lên phối cảnh mặt trước và hình dáng của công trình. Đường dẫn vào có thể là một hoặc chia ra nhiều đường để kéo dài thời gian. Nếu đường dẫn tạo với mặt đứng của công trình tạo thành một góc nhọn nhỏ thì cửa vào chính phải được làm nhô ra ngoài để có thể nhìn thấy rõ ràng hơn.

 
 
 
ĐƯỜNG XOẮN ỐC
 
Đường dẫn hình xoắn ốc kéo dài thời gian đi vào và khiến chúng ta chú ý đến hình dáng ba chiều của công trình khi đi vòng quanh nó. Cửa vào công trình có thể được bố trí rải rác để lấy sáng hoặc được giấu đi chỉ còn cửa vào chính ở cuối đường dẫn vào.
 
Theo truyền thống, cổng và cửa ra vào sẽ dẫn ta thẳng vào trong, nó sẽ mở cửa chào đón hoặc ngăn không cho chúng ta vào khi không được phép.
Thong ke